Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ caohơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ đau thần tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại cộng đồng miền Bắc Việt Nam là 0,64% (2010).
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau. − Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…
Các yếu tố rủi ro
• Thừa cân: Cột sống giống như một cần trục thẳng đứng, cơ bắp đối trọng. Do đó, trọng lượng cơ thể càng lớn, cơ lưng sẽ càng phải hoạt động nhiều hơn. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến căng cơ lưn, gây tổn thương dây thần kinh tọa và một loạt các vấn đề khác.
• Thường xuyên nâng vật nặng: Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở thắt lưng, trong đó có chứng đau thần kinh tọa.
• Sai tư thế khi hoạt động thể chất: Dây thần kinh tọa dễ bị tổn thương khi tập luyện thể dục thể thao sai tư thế, đặc biệt là trong bộ môn nâng tạ.
• Có lối sống lười vận động: Ngồi lâu, không tập thể dục sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và săn chắc của cơ bắp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng đau dây thần kinh tọa.
• Hút thuốc: Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, làm yếu xương và đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm đốt sống
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Một số dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất bao gồm:
• Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân
• Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu chứng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống.
Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Đối với chứng đau thần kinh tọa, ban đầu, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, sau đó đặt câu hỏi về triệu chứng đang gặp phải. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra như sau:
• Đi bằng mũi chân và gót chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.
• Nâng cao chân để ghi lại điểm bắt đầu cơn đau, từ đó xác định chính xác dây thần kinh bị ảnh hưởng và một số vấn đề về đĩa đệm.
• Thực hiện các động tác kéo giãn để xác định cơn đau cũng như kiểm tra độ dẻo dai và sức mạnh cơ bắp.
Ngoài ra, một số xét nghiệm hình ảnh khác cũng sẽ được yêu cầu bao gồm:
• Chụp X-quang cột sống: Mục đích chính là phát hiện tình trạng gãy xương cột sống hoặc các vấn đề liên quan đến đĩa đệm, nhiễm trùng, khối u và gai xương.
• Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Hai phương pháp này sẽ giúp thu thập hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm ở lưng. Trong đó, chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy áp lực lên dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm và bất kỳ tình trạng viêm khớp nào.
• Đo điện cơ: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra tốc độ xung điện di chuyển qua dây thần kinh tọ và phản ứng của cơ bắp.
Bệnh điều trị như thế nào?
Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).
− Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
− Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
− Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
− Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.
Điều trị Đau thần kinh tọa tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Nimh như thế nào?
Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh là bệnh viện chuyên khoa hạng II về y, dược cổ truyền, trực thuộc Sở Y tế Quảng Ninh, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất tỉnh. Bệnh viện có đội ngũ bác sỹ nôi trú, bác sỹ chuyên khoa cấp I, bác sỹ chuyên khoa cấp II tốt nghiệp trường Đại học y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng… Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại theo phác đồ của Bộ Y tế. Tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp gồm:
- Các biện pháp dùng thuốc: thuốc y học cổ truyền và thuốc y học hiện đại
- Các biện pháp không dùng thuốc: Điện châm, Xoa bóp bấm huyệt, Kéo giãn cột sống, sóng ngắn, điện xung và các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu khác
Việc áp dụng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc kết hợp được hiệu quả của cả nền y học hiện đại và nền y học cổ truyền giúp bệnh nhân nhanh chóng cắt được cơn đau, hồi phục vận động, duy trì ổn định cho cột sống, sớm trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường
Bệnh viện còn sở hữu hệ thống phòng bệnh khang trang, khuôn viên bệnh viện sạch sẽ, không khí trong lành; khu vực điều trị hiện đại; y bác sỹ tác phong chuyên nghiệp, thân thiện. Với thái độ làm việc tận tâm và hiệu quả điều trị tốt bệnh viện luôn được người bệnh và người nhà người bệnh khen ngợi và tin tưởng lựa chọn điều trị.
Bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe nói chung và bệnh đau thần kinh tọa nói riêng cần tư vấn vui lòng liên hệ với bệnh viện Bệnh viện Y dược cổ truyền theo số điện thoại liên hệ khoa Khám bệnh: 0203 3 838113