Trang chủ / Tin tức & sự kiện / Tin tức & sự kiện

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2023

Ngày đăng: 2023-06-07

Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em

Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 diễn ra từ ngày 1/6/2023 - 30/6/2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình cho trẻ em, tăng cường và nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, gia đình và của chính các em trong thực hiện Luật Trẻ em và phòng, chống xâm hại, bạo lực và tai nạn thương tích trẻ em.

          Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 hướng đến việc xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện thông qua các hoạt động chính như: hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và tuyên truyền đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư các vấn đề về trẻ em; đăng tải các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của tháng hành động “Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai; Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em; Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”…; truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), đường dây tư vấn hỗ trợ miễn phí của tỉnh Quảng Ninh (số 1800.1769)…

          Các hoạt động được hướng đến trong tháng hành động gồm: triển khai các mô hình hoạt động về xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em; bàn giao, quản lý trẻ em trong dịp hè; triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp; phát động đợt vận động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; tổ chức cấp học bổng cho trẻ em nghèo, con thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, trẻ em hoàn cảnh khó khăn; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của nạn xâm hại, bạo lực; thăm, tặng quà, trao học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi…

          Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và phát triển toàn diện, các cấp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tích cực hơn nữa: tuyên truyền sâu rộng Luật Trẻ em và các văn bản, quy định, chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc bảo vệ trẻ em; huy động sự tham gia của người dân trong việc phát hiện, giám sát, tố giác hành vi, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo hành; chỉ đạo tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm và hoạt động vui chơi, giải trí; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại, bạo hành trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, cộng đồng dân cư và chính bản thân các em; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, những hoạt động văn hóa bổ ích, hấp dẫn đối với trẻ em.

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Tin liên quan

Đối tác liên kết
về đầu trang

Hòm thư góp ý