Trang chủ / Tin tức & sự kiện / Tin tức & sự kiện

NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ (2/4)

Ngày đăng: 2023-04-02

Tự kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder, viết tắt là ASD) là một khuyết tật đề cập đến một loạt các tình trạng được đặc trưng bởi những vấn đề về kỹ năng xã hội, hành vi và khả năng giao tiếp ở những trẻ mắc bệnh. Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ có thể khó khăn vì không có xét nghiệm nào để chẩn đoán chứng rối loạn này. Các bác sĩ thường dựa trên lịch sử phát triển và hành vi của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Rối loạn phổ tự kỷ đôi khi có thể được phát hiện khi trẻ 18 tháng hoặc nhỏ hơn. Đến 2 tuổi, chẩn đoán được đưa ra từ một chuyên gia có kinh nghiệm là rất đáng tin cậy.

Một số dấu hiệu trẻ mắc chứng tự kỷ có thể bao gồm:

  • Tránh sự giao tiếp bằng mắt,
  • Ít quan tâm đến những đứa trẻ hoặc người chăm sóc khác.
  • Khả năng ngôn ngữ hạn chế (ví dụ: có ít từ ngữ hơn các bạn cùng lứa tuổi hoặc khó sử dụng các từ để giao tiếp).
  • Khó chịu vì những thay đổi nhỏ trong thói quen.

Trong thập kỷ vừa qua, những tiến bộ lớn đã được thực hiện nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho những trẻ mắc chứng tự kỷ. Sự gián đoạn trong học tập do đại dịch đã gây đảo ngược và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục. Trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đề cập đến nhu cầu đảm bảo tiếp cận bình đẳng với mọi trình độ giáo dục và đào tạo nghề cho người khuyết tật, xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật, đồng thời cung cấp môi trường học tập hòa nhập và hiệu quả cho tất cả mọi người.

Một đứa trẻ không may mắc hội chứng tự kỷ nếu được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ hiểu biết, có điều kiện kinh tế và sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên sẽ có cơ hội hòa nhập tốt hơn một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình cha mẹ thiếu hiểu biết và điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, để một đứa trẻ tự kỷ được phát hiện sớm, can thiệp sớm, có cơ hội hòa nhập cộng đồng thì rất cần sự chung tay giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu thiếu đi một trong các vai trò ấy thì đứa trẻ mất đi cơ hội được can thiệp phù hợp, giảm khả năng phát triền tiến bộ và hòa nhập với cộng đồng như người bình thường.

Với sự quan tâm của Chính phủ cùng việc nâng cao nhận thức cộng đồng, kiến thức và sự đồng hành của cha mẹ sẽ là “liều thuốc” tốt nhất giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội được điều trị, phát triển hơn nữa.

 

 

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Tin liên quan

Đối tác liên kết
về đầu trang

Hòm thư góp ý